Kinh nghiệm tự học thiết kế website
Sau khi đọc bài viết về quá trình tự học thiết kế website này, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn đang muốn tìm hiểu về thiết kế website.
Bạn là người đang mù mờ về các kiến thức website? Sau khi đọc bài viết về quá trình tự học thiết kế website này, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn đang muốn tìm hiểu về thiết kế website.
Kinh nghiệm tự học thiết kế website
Quá trình tự học thiết kế website
Nếu bạn tìm được một website cho down mã nguồn diễn đàn bằng PHP với MySQL và có hướng dẫn cài đặt, hướng dẫn thay đổi các chức năng... bạn hãy down về và làm theo hướng dẫn. Chỉ cần để ý, dần dần quen với cấu trúc và cách viết code và hiểu được một website hoạt động như thế nào.
Nếu bạn không phải là một người có thói quen cầm một cuốn sách dày hay đọc một đống tài liệu học từng bước. Bạn cũng không phải một người hay thích lên lớp nghe thầy cô giảng nhiều về lý thuyết mà chỉ thích tự tìm hiểu. Đối với PHP bạn chỉ cần đọc đúng bài hướng dẫn tự học đầu tiên về cách khai báo các biến (variables), khai báo các hàm (functions) và các đặc điểm chính của nó rồi tự đọc mã nguồn có sẵn để biết cách viết.
Về sau bạn bắt đầu tự viết được các thay đổi cho mã nguồn diễn đàn đó, từ đó bạn có thể viết được hẳn một chức năng lớn cho forum và còn có thể thay đổi hầu hết cấu trúc của nó. Đây chính là con đường
tự học thiết kế web
Cùng với việc tự mày mò những source code có sẵn bạn hãy tham gia các diễn đàn xem người ta thảo luận và cũng thường hay hướng dẫn người khác. Bạn hay tìm tòi để có thêm kiến thức hướng dẫn người khác cũng là một cách rất dễ để tiến bộ. Nhiều khi có những vấn đề người khác hỏi tôi không biết, thế là tôi lại lên mạng tìm hiểu rồi hướng dẫn lại. Hoặc lắm khi trên các diễn đàn thảo luận trực tuyến cũng có nhiều người đưa các vấn đề hóc búa mà mình chưa từng gặp để giải quyết. Dần dần bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm cho chính mình.
Các yếu tố cần thiết để tự học thiết kế website
Tóm lại, để
tự học thiết kế website thì yếu tố cần là bạn biết được được các thuật toán được dùng trong lập trình, đã có tư duy lập trình, cơ bản về cơ sở dữ liệu và đã biết sử dụng website.
Bạn có thể tìm hiểu về html trước, sau đó là PHP (nếu bạn đã biết về C) hoặc JSP (nếu bạn đã biết về lập trình Java) hay ASP.NET (nếu bạn đã biết về VB.NET hoặc C#). Có thời gian rỗi rãi thì bạn tìm hiểu thêm về css để có thể làm cho website của bạn thêm bắt mắt và javascript để có các hiệu ứng phụ dễ sử dụng cho người dùng.
Nếu bạn có vốn tiếng Anh (không cần phải quá giỏi) cũng là một lợi thế cho bạn. Bạn cũng nên tìm và đọc các tài liệu nước ngoài bằng tiếng Anh. Bởi vì các tài liệu về kỹ thuật viết bằng tiếng Anh sẽ chuẩn hơn viết bằng tiếng Việt hoặc được dịch sang tiếng Việt.
Các mã nguồn có thể sử dụng
Sau đây là các mã nguồn mà bạn có thể tìm hiểu:
1. Về forum thì gồm có: phpBB, IPB (Invision Power Board), vBB (vBulletin Board) và nhiều loại forum khác.
2. Về cms hay framework thì gồm có: Drupal, Joomla, phpNuke, Spring, LifeRay, DotNetNuke, Zend framework và nhiều loại cms/framework khác.
Các công cụ sử dụng:
1. Adobe DreamWeaver: Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. Tuy nhiên tôi thường dùng cho việc soạn thảo html, css và javascript.
2. Notepad++, Edit plus: Trình duyệt soạn thảo hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, tôi thường dùng Notepad++ cái này cho việc sử nhanh trực tiếp trên host hay server.
3. Zend Studio hay Zend Eclipse: Hỗ trợ tốt cho việc lập trình PHP.
4. Eclipse: Hỗ trợ tốt cho việc lập trình Java.
5. Visual Studio: Hỗ trợ tốt cho việc lập trình ASP.NET.
6. SQL Server nếu bạn dùng cơ sở dữ liệu là MS SQL.
7. PhpMyAdmin dành cho việc quản lý database MySQL bằng giao diện web.
8. SQL Yog: chương trình hỗ trợ cho việc quản lý database MySQL.
Tùy vào mã nguồn hoặc ngôn ngữ lập trình sử dụng mà bạn chọn công cụ phù hợp cho mình.
Bài viết liên quan