Quy trình dựng phim hoạt hình 3d cho người mới bắt đầu
Phim hoạt hình 3D đã xuất hiện cách đây rất lâu và dần trở nên phổ biến, được rất nhiều người yêu thích từ nhỏ đến lớn. Loại phim này không phải do người thật đóng mà là những nhân vật không có thật được tạo nên nhờ kỹ xảo điện ảnh. Tuy vậy, hình ảnh vẫn vô cùng sống động, thu hút người xem cùng với âm thanh lôi cuốn. Phim hoạt hình 3D đã trở thành một trong những thú vui giải trí của nhiều người. Bạn có nghĩ mình có thể tự tay làm ra một bộ phim 3D không? Hãy cùng Vnskills tìm hiểu các bước làm phim cực đơn giản sau đây nhé!
Bước 1: Lên kịch bản làm phim hoạt hình 3d
Bất cứ bộ phim nào cũng đều cần có kịch bản cụ thể. Kịch bản của phim sẽ được thể hiện thông qua bản vẽ. Đây chính là giai đoạn quan trọng nhất của thiết kế đồ họa phim hoạt hình – giai đoạn triển khai ý tưởng thành một câu chuyện. Nhà thiết kế lên ý tưởng cho phim thành các bản vẽ và xem xét câu chuyện có vấn đề gì hay không. Khi đã chắc chắn nội dung mạch lạc, hấp dẫn sẽ lồng ghép kịch bản lại với nhau để làm phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh.
Bước 2: Dựng Layout trong cách làm phim hoạt hình 3D
Đây là quá trình tạo vật thể đơn giản. Sau bước này bạn sẽ phải thiết lập camera để làm một đoạn phim và trình bày ý tưởng với đoàn làm phim. Dựng Layout là một bước cực kỳ quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến giai đoạn làm phim hoạt hình kỹ xảo 3D sau.
Bước 3: Dựng vật thể trong không gian ba chiều
Dựng vật thể trong không gian ba chiều là bước tạo chuyển động cho vật thể trong không gian ba chiều dựa vào phác thảo. Nhà thiết kế phải có khả năng nhìn bản phác thảo và tưởng tượng vật thể đó trong thực tế ra sao để có thể tạo khối chính xác hơn. Bước này đòi hỏi tính tỉ mỉ cao và quan sát nhạy bén.
Bước 4: Tô màu và tạo chất liệu
Khi tạo được vật thể trong không gian ba chiều, bước tiếp theo là tô màu và tạo chất liệu để các vật thể trở nên sống động, các chuyển động như người thật. Sự sáng tạo cao rất cần ở bước này bởi vì bạn phải tưởng tượng màu da, màu mắt, mũi, miệng, quần áo, mũ,… cho vật thể của mình.
Bước 5: Tạo xương cho vật thể
Đây là bước rất quan trọng trong quá trình làm phim hoạt hình 3D. Tạo xương cho vật thể giúp các vật thể có thể cử động và diễn xuất như con người. Khi gắn xương bạn nên thêm các nút điều khiển để khiến vật thể chuyển động theo ý mình.
Bước 6: Tạo chuyển động- Animation
Sau khi vật thể được hoàn thiện về hình dáng, màu sắc, kích cỡ,…. để vật thể có thể chuyển động cần phải thực hiện công đoạn Animation. Animation giúp cho vật thể chuyển động sống động hơn
Bước 7: Thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh – VFX
VFX chính là bước thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh cho bộ phim hoạt hình 3D. Để thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh vào phim hoạt hình 3D, bạn cần sử dụng kỹ thuật đồ họa và áp dụng chúng vào mỗi cảnh phim như các vụ nổ, nước, bụi,…
Bước 8: Ánh sáng, màu sắc và xuất hình ảnh
Ánh sáng và màu sắc là yếu tố quan trọng khi làm phim hoạt hình 3D. Đây cũng là bước cuối cùng để tạo nên một bộ phim hoạt hình 3D kỹ xảo. Khi vật thể 3D có đầy đủ chất liệu, màu sắc, chuyển động, bạn cần tạo ánh sáng và âm thanh phù hợp cho nó. Ở bước này, bạn cần xác định cường độ âm thanh, tính chất và cách ánh sáng tương tác với từng chất liệu. Khi các cảnh đã được thêm âm thanh và ánh sáng đầy đủ, chúng sẽ được xuất ra.
Trên đây là quy trình làm một bộ phim 3D kỹ xảo đơn giản dành cho người mới bắt đầu. Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn cũng như là học về làm phim 3D, bạn có thể liên hệ ngay Vnskills để được tư vấn miễn phí.